Skip to main content

Kiểm tra đầu giờ dưới góc nhìn của giáo viên Phần Lan tại VFIS

Kiểm tra đầu giờ, hay còn gọi là kiểm tra miệng là một khái niệm không còn xa lạ đối với thầy cô giáo và học sinh tại các trường học Việt Nam. Hoạt động này được nhận định thế nào theo quan niệm giáo dục của các giáo viên Phần Lan đang giảng dạy tại Trường Quốc tế Việt Nam-Phần Lan?

Chia sẻ từ Cô Suvi, Hiệu trưởng VFIS 

Kiểm tra miệng có lẽ không công bằng khi hoạt động đánh giá này liên quan đến yếu tố ngẫu nhiên. Ví dụ, học sinh có thể không vui vào ngày hôm trước và điều này có thể ảnh hưởng đến điểm số của bạn trong tiết học ngày hôm sau. Ngoài ra, giáo viên lựa chọn học sinh nào để kiểm tra đôi khi phụ thuộc vào độ khó của câu hỏi hoặc sở thích của học sinh. Ở Phần Lan, một câu hỏi bất chợt là điều bình thường nhưng câu hỏi sẽ được viết ra để cả lớp cùng biết. Lợi ích của việc này là tất cả các em học sinh đều nhận câu hỏi giống nhau và việc kiểm tra kiến thức cũ sẽ được tiến hành đồng thời đối với nhiều học sinh cùng lúc. Kiến thức cũ của bài học trước sẽ được ôn lại vào đầu giờ, học sinh phát biểu nếu các em biết câu trả lời. Điều này giúp ích cho việc đánh giá bằng điểm số, nhưng thông thường chỉ được xem như một điểm khuyến khích dành cho học sinh. 

2

Chia sẻ từ Cô Ulla-Maija Myllyluoma 

Theo quan điểm của tôi, ý tưởng về hình thức kiểm tra miệng không tệ, tuy nhiên, cách triển khai phương pháp này được tiến hành chưa được tối ưu. Việc này có thể gây phản tác dụng trong quá trình dạy và học, vô tình tạo áp lực cho học sinh bởi các em không biết trước liệu mình có bị gọi tên trả bài. Học sinh có thể ôn bài theo từng nhóm nhỏ, mỗi thành viên sẽ có trách nhiệm tìm lời giải cho một phần của bài tập và cùng hỗ trợ nhau hoàn thiện đáp án theo cách hoàn hảo nhất. Vì vậy theo tôi, với phương pháp kiểm tra miệng thường thấy chưa thực sự khuyến khích việc học tập của các em theo hướng tích cực. 

1

Chia sẻ từ Thầy Joonas chia sẻ

Kiểm tra miệng chủ yếu tập trung vào việc đánh giá khả năng ghi nhớ chi tiết bài học đã rất lỗi thời và không thực sự giúp ích cho việc học của các em. Tôi không chắc liệu chúng ta có nên loại bỏ hình thức kiểm tra này hay không. Tôi nghĩ điều quan trọng là học sinh nên có nhiều cách để thể hiện những kiến thức các em đã học. Không nhất thiết lúc nào cũng phải làm bài kiểm tra, chúng ta có thể dựa vào việc kđánh giá liên tục trong suốt quá trình học (tuỳ thuộc vào mỗi môn học). Thay vì tập trung vào chi tiết, việc ghi nhớ nên được tiến hành một cách tổng quát và tập trung áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế.

3

Chia sẻ từ Cô Paula

Theo tôi, bài kiểm tra miệng có thể được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ cho những học sinh đang gặp trở ngại trong học tập, ví dụ như kỹ năng đọc. Điều này giúp học sinh có cơ hội thể hiện quan điểm của mình nếu chẳng may kỹ năng diễn đạt bằng văn bản của các em còn hạn chế. Tuy nhiên, chúng tôi không áp dụng phương pháp này ở Phần Lan. Việc đưa ra câu trả lời bằng hình thức kiểm tra miệng có thể gây thêm căng thẳng cho học sinh, đặc biệt khi các em không thể thể hiện được tư duy của mình một cách tối ưu nhất trong cách nói. Khi làm bài kiểm tra viết, học sinh có nhiều thời gian hơn để suy ngẫm về câu trả lời và sắp xếp suy nghĩ của mình mà không bị áp lực khi truyền tải nội dung thông qua lời nói. 

3