Học Kịch nghệ tại VFIS
Tại VFIS, Kịch nghệ là môn học tích hợp nhiều phương pháp học tập tiên tiến khác nhau, bao gồm: trò chơi tập thể, vận động trường, tương tác theo cặp đôi và nhóm, bài tập bắt chước, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, khả năng ứng biến, phát âm, sáng tạo nhân vật và trang trí cảnh vật.
Kịch nghệ giúp học sinh VFIS trau dồi nhiều kỹ năng xã hội quan trọng như: kỹ năng lắng nghe, giao tiếp hiệu quả và làm việc tích cực như một phần không thể thiếu của tập thể. Học sinh học cách tôn trọng giá trị đa dạng của những quan điểm khách nhau và củng cố sức mạnh của tinh thần đồng đội.
Việc dàn dựng một vở kịch hoặc chương trình cho các sự kiện tại VFIS được xem là mục tiêu của lớp học kịch nghệ. Tuy nhiên, các buổi biểu diễn nên được chuẩn bị kỹ lưỡng dựa trên mục tiêu giảng dạy và cần chú ý đến mức độ phát triển, kỹ năng và nhu cầu của các đội nhóm.
Từ những kiến thức và kỹ năng thực hành trong lớp học kịch nghệ, học sinh VFIS có thể cùng nhau diễn một vở kịch, nhảy flash mob, thực hiện một video, hay thậm chí giáo viên và học sinh cùng biểu diễn mà không cần sự tham gia của khán giả bên ngoài.
Kịch Nghệ là một môn học đặc biệt giàu cảm xúc, giúp học sinh thấu hiểu về bản thân, cách bày tỏ quan điểm cá nhân cũng như nhận thức về cơ thể của mình. Phương pháp đánh giá trong môn Kịch nghệ tập trung vào sự phát triển, tham gia của học sinh dựa trên quá trình quan sát liên tục, ví dụ: Sự cam kết đúng giờ, phát triển ý tưởng và tinh thần dũng cảm thử sức với những điều mới. Thái độ quan tâm và cởi mở đối với bạn bè xung quanh cũng luôn được khuyến khích trong môn học này.
ThS. Ulla-Maija Myllyluoma | Giáo viên Kịch nghệ, Âm nhạc và Thực hành trải nghiệm